Người mắc bệnh liệt dương (y học cổ truyền gọi là dương nuy). Theo Y học cổ truyền, bệnh liệt dương có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vấn đề tâm lý, xã hội cho đến thể chất, thói quen sinh hoạt tình dục.
Vì vậy khi điều trị cần phân tích từng thể bệnh để áp dụng bài thuốc thích hợp.
Thể nguyên dương bất túc:
Chứng trạng: Nhu cầu tình dục giảm, dương vật không thể cương cứng lên được, bụng dưới cảm giác lạnh, sợ rét, chân tay lạnh, tinh thần không phấn chấn, lưng gối mỏi yếu, lưỡi mập nhạt.
Phép điều trị: Ôn thận tráng dương.
Bài thuốc: Thỏ ty tử 15g, phỉ thái tử 10g, ích trí nhân 12g, hồi hương tử 10g, xà sàng tử 15g, nhục quế 5g, tiên mao 10g, tiên linh tỳ 15g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Cây ngũ gia bì.
Thể tâm tỳ đều hư:
Chứng trạng: Liệt dương, nhu cầu tình dục giảm, chân tay yếu mỏi, tim hồi hộp, ít ngủ mộng mị nhiều, ăn uống kém, tứ chi mỏi, bụng đầy trướng, phân nát, sắc mặt không tươi nhuận, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư nhược.
Phép điều trị: Bổ ích tâm tỳ.
Bài thuốc: Đẳng sâm 12g, bạch truật 10g, phục linh 12g, chích cam thảo 6g, phục viễn chí 10g, toan táo nhân 12g, hoàng kỳ 15g, đương quy 10g, long nhãn 10g, thỏ ty tử 15g, tiên linh tỳ 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thể can khí uất trệ:
Chứng trạng: Liệt dương, tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức, bứt rứt dễ cáu, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng.
Phép điều trị: Sơ can giải uất.
Bài thuốc: Ngô công 20 con, đương quy 60g, bạch thược 60g, cam thảo 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thể can đởm thấp nhiệt:
Chứng trạng: Liệt dương, âm nang ẩm ướt, người mệt mỏi, tâm phiền miệng đắng, tiểu tiện đỏ, ít, rêu vàng nhớt.
Phép điều trị: Thanh nhiệt hoá thấp.
Bài thuốc: Long đởm thảo 6g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, trạch tả 12g, mộc thông 6g, xa tiền tử 12g, sài hồ 10g, đương quy 10g, sinh địa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể thận hư:
Chứng trạng: Liệt dương, tim hồi hộp không yên, dễ khiếp nhược kinh sợ, mất ngủ, mộng mị nhiều, tinh thần không phấn chấn, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.
Phép điều trị: Bổ thận ninh tâm.
Bài thuốc: Thục địa 12g, ba kích 12g, táo nhân 12g, viễn chí 6g, sơn dược 12g, đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, đương quy 10g, phục linh 12g, sài hồ 6g, thăng ma 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ngoài ra có thể dùng một trong các vị thuốc tán hoặc ngâm rượu sau đây:
- Cửu hương trùng dùng lửa nhỏ sao vàng nghiền bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 - 5g. Sách “Bản thảo cương mục” và “Bản thảo tân biên” đều ghi thuốc này có thể “tránh nguyên dương”, “nhập thận kinh, hưng dương ích tinh”.
- Dâm dương hoắc 100g, sau khi dùng nước sôi rửa sạch, vẩy khô, đặt ở trong dụng cụ sạch, cho vào 1.000ml rượu trắng, đậy kín để ở chỗ mát, sau 10 ngày có thể uống. Mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 20 - 30ml.
- Dâm dương hoắc, tiên mao, ngũ gia bì (mỗi loại 100g), rượu trắng 3.000ml. Sau khi đem thuốc thái vụn cho vào bọc vải, ngâm vào rượu, sau 2 tuần lấy rượu uống, mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 20 - 30ml. Dùng cho trường hợp liệt dương do thận hư.
YHTH
Theo SK&ĐS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét