Thai phụ tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong không khí tăng nguy cơ sinh con bị lo âu, trầm cảm và các vấn đề về hành vi sau này.
Người dân sống ở các thành phố hầu như phải tiếp xúc với ô nhiễm, đặc biệt là các hợp chất được gọi là polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), tạo ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu, thuốc lá và các chất hữu cơ khác.
TS. Frederica Perera, ĐH Columbia, cho biết thai phụ phơi nhiễm nồng độ cao các chất gây ô nhiễm trong không khí và những người tăng nồng độ PAH trong máu dễ sinh con bị lo âu, trầm cảm và các vấn đề về tập trung khi lên 6 hoặc 7 tuổi.
Phân tích dữ liệu của 253 phụ nữ sống ở các khu phố cổ không hút thuốc lá và sinh con trong khoảng từ năm 1999 đến 2006, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ phơi nhiễm nồng độ cao nhất hợp chất PAH được phát hiện tại nơi sống tăng 4,5 lần nguy cơ sinh con bị các vấn đề về lo âu.
Nhóm nghiên cứu cũng đo nồng độ hợp chất PAH trong máu để xác định lượng độc chất mà cả thai phụ và con họ thực sự hấp thu vào cơ thể. Phụ nữ có nồng cao PAH còn lại trong máu tại thời điểm sinh tăng 23% khả năng sinh con bị lo âu và trầm cảm so với những thai phụ có nồng độ thấp hơn. Trẻ có nồng độ PAH trong máu cuống rốn cũng dễ bị lo âu hoặc trầm cảm hơn 46% so với những trẻ có nồng độ thấp nhất. Các kết quả này cũng tương tự khi đánh giá các rối loạn giảm chú ý ở trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét