Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Rau hẹ bổ thận cố tinh


Rau hẹ có tên chữ Hán là: khởi dương thảo. Tên khoa học là Allium odorum L. Theo Đông y, lá hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
Sách Lễ ký viết củ hẹ trị chứng dị mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Không dùng lâu dài và với các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt. 

  Rau hẹ xào tôm tươi chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm.
Sau đây là một số cách dùng bổ thận cố tinh sở trường của rau hẹ:
- Ăn hẹ tốt với người di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5kg rau hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần, một tuần là một liệu trình.
- Cháo hẹ chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh, nữ giới bị đới hạ, lãnh cảm: hẹ 20g, gạo 90g. Nấu cháo ăn nóng ngày  2 lần.
- Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 15g, gạo tẻ 50g (hạt hẹ xào chín) ăn hằng ngày.
- Rau hẹ xào tôm nõn tươi: rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.
- Rau hẹ xào gan dê: rau hẹ 150g, gan dê 150g, còn có tác dụng làm sáng mắt.
- Rau hẹ xào lươn: lươn 500g lọc bỏ xương cắt đoạn xào qua, gia vị, gừng, tỏi và nước vừa nấu cạn cho 300g rau hẹ cắt đoạn, xào thêm vài phút. Ăn nóng.
- Hẹ xào: hẹ 240g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60g. Xào dầu vừng ít muối. Ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm trong 2 tuần - 1 tháng.
- Chữa táo bón, đau lưng gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.
- Rau hẹ 39g, phúc bồn tử 1,5g, dây tơ hồng xanh 20g. Sấy khô tán bột hoàn viên. Mỗi lần 3g ngày 3 lần.
- Rau hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm. Còn chữa chứng đi đái nhiều lần.
- Rượu thuốc Cung đình hồi xuân tửu: hạt hẹ 20g, câu kỷ 30g, ba kích 15g, hồng sâm 20g, lộc nhung lát 10g. Đường phèn 200g, rượu trắng 200g. Ngâm ít nhất nửa tháng thì dùng được.
Theo SK&ĐS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét